Bê tông đầm lăn hay bê tông lu lèn (Tiếng Anh là “Roller Compacted Concrete”, viết tắt là RCC) là loại bê tông không có độ sụt, được đầm chặt bằng phương pháp lu và có thể thi công tương tự như thi công đường giao thông và đập đất đá truyền thống. Bê tông đầm lăn (BTĐL hay RCC) được sử dụng chủ yếu để xây dựng các bãi đỗ xe, kho bãi, đường trong các khu công nghiệp, đường giao thông và đập chắn nước cho các công trình thủy lợi, thủy điện.
(Sản xuất Bê tông đầm lăn tại thủy điện Lai Châu từ máy nghiền VSI SRH )
Cho đến nay có 2 nguyên lý cơ bản để tiến hành thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn, đó là nguyên lý phối chế vật liệu đất và nguyên lý phối chế bê tông.
Nhưng cho dù là nguyên lý cơ bản nào, thì xuất phát điểm cơ bản của nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn là: lượng vữa vật liệu kết dính phải đủ bao bọc các hạt cốt liệu thô mà còn đủ để có thể lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu nhỏ, vữa cát bao bọc các hạt cốt liệu thô, hình thành lên bê tông có độ đặc đồng đều, đạt được các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật. Điều quan trọng nhất là tỷ lệ thành phần hạt của cốt liệu cấp vào phải bảo đảm tốt Module và tỷ lệ thoi dẹt, đặc biệt là với cát nghiền.
Khi tiến hành thiết kế cấp phối bê tông, còn cần phải hiểu rằng lượng vữa vật liệu kết dính có thể không thể lấp đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu nhỏ và lượng vữa cát không đủ để lấp đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu thô; nhưng về cơ bản, phải xem xét đến điều kiện hiện trường thi công và điều kiện trong phòng thí nghiệm có sự khác nhau, nên phải gia tăng thêm một lượng vữa chất kết dính thích đáng và cần có dư thêm một lượng vữa cát.
Cuối cùng là cần phải thông qua thí nghiệm đầm lèn ở hiện trường để kiểm nghiệm lại cấp phối thiết kế của bê tông xem có thoả mãn với với khả năng thi công ở ngoài hiện trường không.
Đối với kết cấu bê tông khối lớn, nhiệt độ và ứng suất nhiệt phát sinh trong quá trình bê tông rắn chắc là vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết, sử dụng BTĐL sẽ rất hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề này.
Tại Việt Nam, BTĐL vẫn còn tương đối mới mẻ, việc nghiên cứu và sử dụng loại bê tông này chưa được quan tâm ở mức độ cần thiết. Hiện nay, nhiều công trình thủy điện ở nước ta đã và đang bắt đầu chú ý đến việc sử dụng BTĐL để xây dựng các đập trọng lực cho hồ chứa (điển hình là công trình đập nước thủy điện Sơn La), một số công trình đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm các đặc tính kỹ thuật và công nghệ thi công BTĐL.
Đi đầu về lĩnh vực này có thể kể đến Sông Đà 5 và công ty xây dựng 47 với các công trình nổi tiếng như: thủy điện Đồng Nai 4, Plêikrông, Sêsan 4, Bản Vẽ, Sơn La, Lai Châu…. đều được áp dụng công nghệ thi công đập bê tông RCC. Điển hình là thủy điện Sơn La đã về đích sớm 3 năm, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng nhờ thành công chính ở công nghệ thiết kế đập và phương pháp thi công RCC được ứng dụng tại đây.
Hiệu quả kinh tế do tiết giảm chi phí khi dùng bê tông đầm lăn RCC
Theo các tính toán tổng kết từ các công trình đã xây dựng trên thế giới, giá thành đập bê tông RCC rẻ hơn so với đập bê tông thi công bằng công nghệ truyền thống từ 25% đến 40%. Việc hạ giá thành đạt được là do giảm được chi phí cốp pha, giảm chi phí cho công tác vận chuyển, đổ, đầm bê tông. So với đập đắp, chi phí làm cửa tràn của đập bê tông RCC rẻ hơn (tương tự như đập bê tông thường). Đối với đập thuỷ điện được thiết kế có nhiều cửa nhận nước ở nhiều cao trình khác nhau thì phương án đập bê tông RCC càng rẻ hơn so với phương án đập đắp.
Các nước công nghiệp phát triển (G7) chế tạo ra thiết bị nghiền rôto trục đứng dùng ổ bi, để nghiền đá thành cát (gọi là cát nhân tạo) từ hơn nhiều năm nay. Tuy nhiên máy nghiền cát nhân tạo VSI được trang bị cánh quạt cân bằng nhanh là thiết bị nghiền cát hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay để tạo ra cấp phối cho bê tông đầm lăn:
• Chịu tràn và những thay đổi trong việc phân loại vật liệu đầu vào – Hệ thống nhiều tầng ép có thể hoạt động như một hệ thống tràn tích hợp sẵn ngăn động cơ bị ngắt khi xảy ra tình trạng quá tải. Trong hầu hết các máy có tính cạnh tranh, Không có cơ sở Tầng.
• Khả năng kiểm soát sự phân bố kích thước sản phẩm – Bằng phương tiện kiểm soát tầng, thay đổi tốc độ cánh quạt và kích thước cánh quạt.
• Tạo hình dạng hạt lập phương vượt trội trong đó tăng cường hiệu quả sàng lọc
Công nghệ cho chất lượng thành phần hạt sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong sản xuất các loại bê tông như: bê tông Asphalt, bê tông nhựa microsell, bê tông ximăng, bê tông dầm lăn và các loại bê tông đặc biệt. Hiện nay thị trường cát nhân tạo tại Việt Nam ghi nhận các đơn vị bê tông lớn như Hùng Vường, Cường Thuận, Idico, Trần Huy Gia đều sử dụng cát nghiền từ máy VSI SRH, cho hiệu quả rất tốt.
Ngoài sản xuất cát nhân tạo, nó còn được dùng để nghiền các loại quặng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, sơn, kính và một số ngành công nghiệp khác.
Hiện nay các thiết bị sử dụng công nghệ VSI của SRH sử dụng phổ biến ở Tây Âu, Đông Âu và được xuất khẩu sang Châu Á, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Nepal, Ấn Độ chiếm đến 80% thay thế dần thế hệ thiết bị sử dụng công nghệ vòng bi.
Đối với thị trường Việt Nam, máy làm cát VSI của SRH - đã được sử dụng đồng loạt ở các mỏ đá tại khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai,..
Công ty THANH LONG JSC chuyên cung cấp dây chuyền nghiền đá, nghiền cát nhân tạo, vật tư trạm nghiền chính hãng với giá tốt nhất. THANH LONG JSC đã lắp đặt hơn 45 trạm nghiền cát, đá và sỏi sông, nghiền than từ công suất 50 khối/h đến 750 khối/h. Hãy nhanh tay gọi cho chúng tôi theo sdt: 091- 2712- 772 để được tư vấn giải pháp đầu tư tiết kiệm và hiệu quả nhất.